THẾ NÀO LÀ KHỚP NGẬM ĐÚNG? Asymmetric Latch

Cách em bé ngậm vú mẹ rất quan trọng để bé bú được nhiều sữa mẹ và tránh cho mẹ bị không đaunúm vú.

 

Lẽ ra cách đây lâu rồi nên có một thay đổi trong cách suy nghĩ về việc cho con bú. Đó là thay đổi về “không đối xứng’’. Một khớp ngậm không đối xứng. Khi bé bú được nhiều sữa từ vú mẹ và mẹ ít bị đau núm vú tức là đã đạt được khớp ngậm không đối xứng. Một trong những điều chúng tôi thực hiện tại phòng khám của mình khi giúp các mẹ cho con bú là chỉ cho mẹ xem khớp ngậm không đối xứng là gì và làm thế nào để bé ngậm vú không đối xứng. Cùng với việc ép bầu vú, đây là thực hành căn bản mà chúng tôi làm cho mọi điều khác.

Help with breastfeeding

Tại sao việc ngậm khớp lại làm nên sự khác biệt? Tôi nghĩ rằng hầu như những ai giúp mẹ cho con bú phòng tránh và vượt qua những trở ngại về việc cho con bú sẽ đồng ý rằng khớp ngậm vú mẹ càng sâu (hoặc ‘’càng tốt’’) thì càng tốt cho mẹ và bé. Nó tốt hơn ở chỗ người mẹ có bị đau hay không, và em bé có bú sữa mẹ được nhiều hay không.

 

Nếu mẹ cho con bú mà bị đau thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ cần được giúp; vì vậy, nếu cho bú mà bị đau thì hầu như luôn luôn là do bé ngậm khớp chưa đúng. Thậm chí như việc nhiễm nấm Candida, thường nhân tiện được chẩn đoán, thì lại có gốc rễ từ một rắc rối khác, bởi vì nấm Candida không phát triển trên da bình thường, việc hư tổn của nấm vú và da từ một khớp ngậm đúng là vấn đề mấu chốt mà thường bị bỏ qua và cần được chú ý nếu chúng ta phải đưa ra một giải pháp dứt điểm cho nấm Candida hoặc đau núm vú vì bất kỳ lý do nào. Cũng vậy, càng ngậm đúng thì bé càng bú được nhiều sữa từ vú mẹ.

 

Kinh nghiệm ở Africa đem lại cho tôi một nhìn nhận thú vị: một trong những điều tôi nhớ lại cách đây nhiều năm là những người mẹ thường cho con bú mà tôi cho rằng ngậm sai khớp. Tôi thảo luận điều này với người phụ trách việc đào tạo cho Sáng kiến Bệnh viện Thân thiện với Em bé (the Baby Friendly Hospital Initiative). Tôi thắc mắc tại sao, nếu việc bé ngậm khớp quan trọng như vậy thì điều gì giải thích rằng những bà mẹ mà chúng tôi gặp đang cho con bú sai khớp lại chỉ thỉnh thoảng cả mẹ lẫn em bé mới gặp trục trặc khi cho bú. Đúng là, đau núm vú, thậm chí ở đó, được coi là ‘’bình thường’’ nhưng có vẻ như hầu hết các mẹ vượt qua được chuyện bị đau núm vú. Tôi không lường trước được câu trả lời của bà ấy: “Vâng, quá đúng, nhưng các bà mẹ ở vùng này có tiếng là bị hết sữa rất sớm, thông thường trong vòng 4 tháng đầu.’’

 

Và chúng tôi cũng thấy vấn đề này ở Toronto. Những người mẹ ban đầu có nguồn sữa dồi dào, trong khoảng 3 hoặc 4 tháng sau khi sinh thì con họ bắt đầu có biểu hiện giống như sữa không xuống đủ nhanh. Các bé giật núm vú, bứt rứt khi bú và cáu bẳn giữa các cữ bú, phần lớn thời gian thì các bé thường mút ngón tay, và thậm chí còn không chịu bú, đặc biệt là vào ban ngày. Và tất cả những điều này có thể xảy ra cho dù em bé bú mẹ hoàn toàn và thậm chí lên cân tốt.Điều này làm cho các bà mẹ khó mà tin rằng nguồn sữa của mình đã bị giảm – giảm so với nguồn sữa dồi dào mà các mẹ có từ lúc ban đầu.

 

Bởi vì cứ tăng cân tốt nên nhiều bé bị chẩn đoán với chứng “trào ngược”, hoặc dị ứng với thứ gì đó trong sữa mẹ. Thế nhưng chỉ những ai không nhìn vào bức tranh toàn diện và quan sát liệu bé có bú mẹ đúng khớp hay không mới đưa ra những chẩn đoán này. Quan sát em bé bú mẹ sẽ xác nhận được là khi sữa mẹ xuống chậm thì em bé cứ kéo, khóc và giật khỏi vú mẹ.

Em bé này cố gắng ngậm vú, nhưng khớp ngậm không đúng. Bé mút được một ít sữa, nhưng cứ giật tới giật lui. Bé “đầy hơi”, và bực bội khi bú. Điều này là do sữa giảm trễ và cho bú một bên.

 

Tôi thường nghe các mẹ nói rằng họ được bảo là em bé ngậm đúng khớp. Tuy nhiên, khi tôi quan sát mẹ và bé ở phòng khám, rõ ràng là khớp ngậm của em bé lẽ ra tốt hơn nhiều và sau đó chúng tôi chỉ cho họ làm cách nào để chuyển thành khớp ngậm không đối xứng.

 

Với khớp ngậm không đối xứng, cằm em bé tiếp xúc với vú, nhưng mũi thì không. Môi dưới em bé ngậm nhiều quầng thâm (areola) hơn môi trên. Tấm hình thứ hai dưới đây cho thấy khớp ngậm không đối xứng ngược lại. Và tại sao khớp ngậm không đối xứng này lại tốt hơn khớp ngậm không đối xứng kia?

 

Ở bức ảnh thứ 1, em bé có khớp ngậm không đối xứng, cằm tiếp xúc với vú, nhưng mũi thì không. Ở bức ảnh thứ 2, em bé làm ngược lại, mũi chạm vú những cằm thì không. Ở hình 1, em bé ngậm được vú nhiều hơn khi bé di chuyển hàm, nướu và lưỡi.

 

Mettre un bébé au sein

Hình 1: Em bé này có khớp ngậm không đối xứng – cằm chạm vú nhưng mũi thì không chạm vú.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Une exemple d'une mauvaise prise du sein

Hình 2: Em bé này ngậm sai khớp – khớp không đối xứng ngược, mũi chạm vú nhưng cằm thì không.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở hình 2, em bé ngậm phần vú nhiều hơn ở hàm trên. Ở hình 1, hàm dưới và lưỡi của bé có thể kích thích vú để tiết ra sữa, để kích thích cho sữa chảy nhanh. Ở hình 2, hàm trên không cử động, do đó vú mẹ không được kích thích hiệu quả vì hàm dưới và lưỡi ngậm rất cạn vào vú. Hơn nữa, lưỡi của em bé lại kích thích núm vú chứ không phải là mô vú. Nếu em bé bị thắng lưỡi thì việc kích thích này thậm chí còn tệ hơn vì lưỡi bé không kích thích mô vú tốt.

 

Nếu quý vị muốn giúp đỡ về việc cho con bú, hãy đặt hẹn tại phòng khám của chúng tôi.

 

Copyright: Jack Newman, MD, FRCPC, Andrea Polokova 2017, 2018, 2019