phim ngắn

Print Friendly, PDF & Email

Bú rất tốt

Quãng nghỉ ở cằm khi em bé há miệng hết cỡ, ngay trước khi bé ngậm miệng lại, cho thấy miệng bé đầy sữa; quãng nghỉ càng dài, bé càng mút được nhiều sữa. Vì vậy, rõ ràng rằng lời khuyên cho bé bú mỗi bên 20 phút (10 phút, 30 hay bao nhiêu phút nữa) không có ý nghĩa gì cả. Em bé nào bú được như em bé này bên thứ nhất dễ có khả năng từ chối bên còn lại vì bé no rồi. Thậm chí nếu bé có bú trong thời gian ngắn hơn thì bé cũng có thể no.

 

Hãy so sánh em bé này với em bé ở đoạn phim “Mút mát”. Em bé ở đoạn phim “mút mát” có thể dễ dàng ngậm vú hàng giờ nhưng vẫn không bú đủ. Quan điểm canh giờ cho bé bú không có nghĩa gì cả. Quãng nghỉ này có thể thấy ở vài ngày đầu sau khi sinh. Xem thêm những đoạn phim của các bé 2 ngày tuổi, sau sinh 28 giờ và 10 giờ.

Bú tốt

Chú ý tư thế bú của bé. Cằm chạm vào vú, mũi không chạm vú, bé ngậm quầng thâm bằng môi dưới nhiều hơn môi trên. Đây là cách ngậm vú không đối xứng.

 

Quãng nghỉ ở cằm khi bé mút có nghĩa là bé bú ra được nhiều sữa trong miệng. Quãng nghỉ càng dài thì bé càng bú được nhiều sữa.

 

Bé nào bú được thế này 20 phút liền (ví dụ thôi, vì chúng tôi không khuyên cho con bú theo giờ) có thể không bú bên còn lại vì bé đã no.

 

Canh giờ cho con bú không có nghĩa lý gì cả.

Mút mát

Em bé này tám tuần tuổi và hầu như không bú được bao nhiêu sữa mặc dù thỉnh thoảng vẫn có thể thấy một quãng nghỉ ngắn ở cằm của bé. Bé nào chỉ bú với kiểu mút này có thể ngậm vú mẹ hàng giờ mà vẫn không bú đủ. Đây là lúc cần làm gì đó và nếu bé ngậm đúng khớp và việc bóp sữa không hiệu quả, em bé này gần như chắc chắn cần được bổ sung sữa. Cách bổ sung sữa cho bé tốt nhất là sử dụng bộ câu sữa ngay tại vú mẹ. Tại sao?

 

  1. Bé học cách bú mẹ thông qua việc thực hành bú mẹ.
  2. Mẹ học cách cho con bú thông qua việc thực hành cho con bú.
  3. Bé tiếp tục bú mẹ và vì thế tiếp tục mút sữa từ vú mẹ, do đó kích sữa mẹ.
  4. Có thể bé không từ chối ngậm vú.
  5. Cho con bú mẹ không chỉ vì tầm quan trọng của sữa mẹ mà còn nhiều điều khác nữa.

 

Xem đoạn phim “Hướng dẫn chèn bộ câu sữa.

2 ngày tuổi

Em bé trong đoạn phim này chỉ mới sinh được 40 tiếng. Bé ngậm đúng khớp. Hãy chú ý bé cằm bé chạm vào vú, mũi bé không chạm vú và bé ngậm quầng thâm bằng môi dưới nhiều hơn môi trên.

Trong phần đầu của đoạn phim, thỉnh thoảng bé nghỉ vài lần ở cằm, nhưng hầu như chỉ “mút mát” mà không bú gì cả.

Người mẹ áp dụng cách bóp vắt sữa ra, nhưng không làm liên tục như hướng dẫn. Mẹ nên bóp vắt sữa khi bé mút, nhưng không nuốt và không làm như vậy khi bé không mút gì cả.

Bóp vắt sữa khi bé ở tuổi này (trước khi “sữa xuống”) thường chỉ hiệu quả sau khi thực hành vài lần, không giống như sau này khi lượng sữa đã nhiều hơn thì việc bóp vắt sẽ có tác dụng tức thì.

Ở khoảng phút thứ 1 trong đoạn phim, bé bắt đầu giật vú ra một chút, bé sốt ruột vì sữa xuống chậm. Sau đó vào phút thứ 1:14, bé bắt đầu nuốt mạnh và có thể thấy bé nghỉ liên tục sau những lần mút.

 

Người mẹ tiếp tục bóp vắt sữa cho đến khi bé không nuốt nữa, sau đó thả tay ra (vào phút thứ 1:30). Bé bắt đầu mút lại ở phút thứ 1:37. Bé đang ngậm vú và đang đói sẽ bắt đầu tự mút. Không cần phải cù vào chân bé hoặc đắp khăn lạnh trên trán bé.

 

Bé ngủ quên khi bú không phải vì mệt mà vì sữa xuống chậm. Làm thế nào để duy trì dòng sữa?

 

  1. Bé ngậm đúng khớp.
  2. Mẹ bóp vắt sữa khi bé mút chứ không phải lúc bé

 

Hãy xem em bé trong đoạn phim Giới thiệu bộ câu sữa tỉnh dậy và bú mạnh khi sữa xuống mạnh lại. Hãy để ý ở phút thứ hai, việc bóp vắt sữa lại hiệu quả.

10 tiếng sau sinh

Em bé này mới chỉ ra đời được 10 tiếng. Chú ý ngậm bắt vú không đối xứng: cằm chạm vào ngực mẹ, chứ không phải mũi và bé ngậm quầng vú bằng môi dưới nhiều hơn môi trên. Bé cũng ngả về phía mẹ.

Bé nuốt sữa từ vú mẹ. Các bạn có thể nói như vậy nhờ quãng nghỉ ở cằm ngay khi bé há căng miệng trước khi ngậm lại. Quãng nghỉ ở đây khó thấy vì em bé chỉ mút một lượng nhỏ sữa non – đúng như mục đích của tự nhiên. Nếu cần, bóp (vắt) sữa có thể giúp bé bú thêm sữa (xem video của bé 2 ngày tuổi trên trang này). Lượng sữa công thức lớn mà một em bé bị cho ăn trong những ngày đầu không chỉ không tự nhiên hay không bình thường mà còn chưa bao giờ được chứng minh là an toàn.

Em bé 28 giờ sau sinh được hỗ trợ bắt vú

Video

Cho thấy bé đang ngậm vú. Không hoàn hảo lắm nhưng tạm được.  Mẹ không bị đau. Phải mất hai lần để em bé ngậm vú, nhưng không sao cả; không nên cố ép bé ngậm vú mẹ trong khi bé không chịu làm như vậy vì việc này sẽ không hiệu quả. Lưu ý rằng bé ngậm vú “không đối xứng”, tức là cằm chạm vú, mũi không chạm vú, và bé ngậm quầng thâm bằng môi dưới nhiều hơn môi trên.

 

Bóp vắt sữa giúp bé bú được nhiều sữa hơn.

Em bé 28 giờ sau sinh, bé chủ động mẹ hướng dẫn ngậm bắt vú

Bé bắt đầu tìm vú mẹ. Mẹ hướng bé về phía núm vú. Bé mở miệng khá rộng, nhưng mẹ không đỡ bé tốt lắm và bé có khớp ngậm nông. Lẽ ra thì bé phải ngậm vú sâu hơn.

 

Ban đầu bé mút mát là chính vì thỉnh thoảng cũng có quãng nghỉ ở cằm (xem các đoạn phim khác quay bé bú tốt).

 

Mẹ bắt đầu bóp nặn vú ở phút 1:10 và bé đáp lại bằng cách bắt đầu mút rồi ngừng cho thấy bé đang bú được sữa.

Bé chủ động mẹ hướng dẫn đứng thẳng bên ngực trái, ngậm bắt vú

Khi bé chưa ngậm vú hoặc hoàn toàn từ chối bú, kỹ thuật này giúp bé đưa về trạng thái mà bé có thể chịu bú mẹ. Bé được tiếp da với mẹ và tỏ ý sẵn sàng tìm vú mẹ. Khi bé bắt đầu tìm vú, mẹ giúp bé, hướng bé về phía vú, hỗ trợ lưng và cổ bé. Mẹ cẩn thận không giữ đầu bé. Bé cần được hỗ trợ ở cổ chứ không phải đầu. Hãy xem thêm thông tin về Tầm quan trọng của việc tiếp da và Khi bé chưa ngậm vú.

Bé 4 ngày tuổi sau khi cắt thắng lưỡi có bóp (vắt) sữa

Em bé này vừa được cắt thắng lưỡi. Người mẹ đang bóp vắt sữa đúng cách. Mẹ ấy đang đợi xem bé có nuốt sữa hay không (quãng nghỉ ở cằm). Nếu bé không nuốt thì mẹ bóp và giữ cho đến bé ngừng mút hoặc nuốt và sau đó thả. Mẹ đợi cho bé mút và nếu bé bắt đầu mút nhưng không nuốt thì lặp lại quy trình trên.

Bóp đầu vú chứng minh sự khác biệt giữa ngậm bắt vú sai

Khi bé chỉ ngậm bắt đầu vú, bé chỉ bú được rất ít sữa.

Khi bé ngậm bắt vú đúng, sữa sẽ xuống liên tục.

Sử dụng bộ câu sữa

Em bé này cần bổ sung sữa. Dùng bộ câu sữa là thích hợp nhất cho bé vì:

  1. Bé vẫn ngậm vú mẹ và bú
  2. Bé học cách bú mẹ bằng thực hành bú mẹ.
  3. Mẹ học cách cho con bú bằng việc thực hành cho con bú.
  4. Bé vẫn tiếp tục bú sữa từ vú mẹ, do đó giúp tăng lượng sữa của mẹ.
  5. Có thể bé không từ chối vú mẹ, chứ không như đối với bình khi bổ sung sữa hoặc bất kỳ phương pháp nào khác mà không từ vú mẹ.
  6. Cho con bú mẹ quan trọng không chỉ vì sữa mẹ mà còn vì mẹ và con được gắn bó với nhau.

 

Một cách để giới giới thiệu ống dẫn sữa là chèn ống vào khi bé đang ngậm vú như trong đoạn phim này. Cách khác là gắn ống vào núm vú và cho bé ngậm vú và ống dẫn sữa cùng một lúc.

 

Hãy để ý tư thế của bé:

 

  1. Cằm bé chạm vú, nhưng mũi không chạm.
  2. Môi dưới của bé ngậm quầng thâm nhiều hơn so với môi trên.
  3. Bé hơi ngả về phía mẹ.

 

Bé hiện đã được bú cả hai bên và không bú được nhiều (chủ yếu mút là chính – xem đoạn phim của các bé bú được hay không bú được sữa). Đây là lúc cần bổ sung.

 

Lưu ý những điều sau:

 

  1. Mô vú mềm ra nên dễ thấy khóe miệng của bé.
  2. Thực tế là bé hơi ngả về phía trên vì vậy dễ nhìn được khóe miệng của bé để chèn ống dẫn sữa vào.
  3. Ống dẫn sữa được chèn vào góc miệng bé.
  4. Ổng dẫn sữa được đẩy gần như thẳng vào phía sau họng bé nhưng hơi chếch về phía vòm họng.
  5. Sữa chảy từ ống dẫn sữa vào miệng bé nhưng bé không nuốt (xem video của các bé có nuốt sữa hay không). Có chỗ chưa hoạt động ở đây.
  6. Người mẹ cố gắng bóp vắt sữa nhưng việc này nên làm khi bé chỉ mút mà không nuốt, chứ không phải khi bé không mút chút nào. Hơn nữa, việc bóp nặn vú khi bé được bổ sung sữa với bộ câu sữa tại vú mẹ là không cần thiết.
  7. Tại giây thứ 21 của đoạn phim, tôi di chuyển vị trí ống, và bây giờ nó bắt đầu hoạt động. Em bé nuốt sữa.
  8. Để ý mà xem, em bé mở mắt khi mút lại được sữa. Em bé không “lười” mà chỉ phản ứng lại với dòng sữa mà thôi. Các bé ở độ tuổi nhỏ như bé này có xu hướng ngủ thiếp đi khi sữa xuống chậm, chứ không nhất thiết là đã no.
  9. Điều chỉnh thêm vị trí của ống dẫn sữa ở giây thứ 35. Nếu bé ngậm đúng khớp và ống dẫn sữa được đặt đúng chỗ, việc bổ sung sữa với bộ câu sữa không hề mất thời gian hơn việc cho bé bú bình hoặc đút bằng ngón tay. Kể cả khi dùng ngón tay để bổ sung sữa khi bé ngậm vú mẹ thì cũng không phải là cách hay nhất.
  10. Ở khoảng phút thứ 10 của đoạn phim, tôi kéo cằm bé xuống một chút. Nên nhớ, khớp ngậm đúng và đặt ống dẫn sữa đúng chỗ làm cho hệ thống này hoạt động hiệu quả nhất. Hãy kéo cằm bé xuống để giúp bé ngậm vú mẹ nhiều hơn.
  11. Ở khoảng phút thứ 1:18, chúng tôi đưa bé về tư thế không đối xứng hơn bằng cách để người mẹ dùng cẳng tay đẩy mông bé vào.

Ở phút thứ 1:55, sữa chảy ra khỏi miệng bé cho thấy có gì đó không ổn. Bé tuột khỏi vú mẹ hay ống dẫn sữa bị trượt khỏi vị trí. Điều chỉnh lại ống sẽ giúp nó hoạt động trở lại.

Chưa ngậm bắt vú, hỗ trợ bằng ngón tay giúp ngậm bắt vú

Đút sữa bằng ngón tay được dùng chủ yếu để chuẩn bị cho bé ngậm vú mẹ khi bé chưa ngậm đúng được.

Lưu ý, đút bằng ngón tay chỉ nên làm để dỗ bé và giúp bé mút tốt. Hiếm khi nào việc này kéo dài hơn 60 giây.

Không nên dùng cách này để bổ sung sữa cho bé một khi bé đã bú được.  Trong trường hợp bổ sung sữa, nếu cần thiết, nên sử dụng bộ câu sữa tại vú mẹ.

Chúng tôi quay đoạn phim này bởi vì bé đã bú được sau khi được đút bằng ngón tay.

Tại sao bé không chịu ngậm vú mẹ ở bên phải?

·        Bởi vì bé đã được bú ở bên phải nên sữa xuống chậm hơn: bé thích sữa xuống nhanh và thậm chí nếu bộ câu sữa giúp cho sữa chảy nhiều hơn thì cũng không đủ.

Tại sao bé chịu ngậm vú trái?

·        Bởi vì bé chưa được bú ở bên này, vú mẹ “căng hơn” và dòng chảy nhanh: bé thích sữa xuống nhan.

Lưu ý rằng chúng ta không ép bé bú mẹ. Nếu bé gặp khó khăn, hãy cho vú vào miệng bé với điều kiện là bé không mút hoặc khóc, sau đó chúng ta để cho bé nhả vú và thử lại lần nữa.

·        Nếu bé ngậm vú, không cần cố gắng ép bé ngậm nữa vì bé đã ngậm rồi.

·        Một khi bé đã không chịu ngậm vú, cố ép bé ngậm sẽ vô ích và làm cho bé cáu hoặc quấy hơn.

Ăn bằng cốc

Đây là biện pháp thay thế hay hơn bú bình, cụ thể hiệu quả với bé từ chối bú mẹ. Lưu ý bé đớp sữa bằng lưỡi, vì vậy đừng đổ sữa vào họng bé.

Vặn vẹo và giật ra

Em bé này khoảng 3-4 tháng tuổi, và sữa của mẹ bé đã giảm. Xem thông tin trong bảng Tăng Cân Chậm Sau Khi Tăng Cân Tốt Lúc Đầu để tìm ra các lý do có thể dẫn đến viêc giảm sản lượng sữa này. Một số lý do có thể là nguyên nhân của việc giảm sản lượng sữa gồm có việc người mẹ sử dụng biện pháp tránh thai sử dụng nội tiết (bao gồm cả các thiết bị phóng hócmôn trong tử cung hay các vòng phóng hócmôn qua âm đạo), người mẹ chỉ cho bú một bên mỗi cữ “theo thói quen” chứ không phải “bú hết” một bên rồi tiếp tục chuyển sang bên còn lại. Nhưng lý do phổ biến nhất được đề cập trong đoạn “Lý do này (số 11) cần giải thích thêm”.

Em bé này vặn vẹo không yên khi ngậm vú mẹ bởi vì dòng sữa xuống chậm. Lưu ý bé hầu như không nuốt khi ngậm vú (rất ít các quãng nghỉ, xem video Bú Rất Tốt và Bú Tốt), mặc dù hơi khó nhìn thấy cằm bé.

Thái độ này thường được cho là vì dòng sữa xuống quá nhanh nhưng quan sát cằm bé thì lại thấy trong trường hợp này là do dòng sữa xuống quá chậm. Tuy nhiên, những bé hay giật ra khỏi vú thường là vì dòng sữa chậm hơn là vì dòng sữa “quá nhanh”.

Lưu ý rằng nếu cho những bé này bú bình thì khả năng chúng từ chối vú mẹ sẽ nhanh chóng xảy ra.

Cắt thắng lưỡi

Đây là một thủ thuật đơn giản và nhanh chóng có thể tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong thành công của việc cho con bú mẹ.. Nghiên cứu chứng minh cho việc cắt thắng lưỡi rất thuyết phục.

Đầu vú chuyển màu hồng

Đầu vú của người mẹ này chuyển màu trắng sau khi bé vừa bú xong. Đầu vú màu trắng một lúc rồi cuối cùng lại thành màu hồng. Sự chuyển màu này đôi khi đi kèm với đau nhói và rát ở đầu vú. Điều này xảy ra thường do ngậm bắt vú kém và/hoặc nhiễm trùng do nấm.